Chọn OpenLiteSpeed hay LiteSpeed Enterpire (bản trả phí)

Cyberpanel là gì thì chắc hẳn bạn cũng đã biết rồi nhỉ. Bài viết này mình sẽ nói chi tiết về các lưu ý tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng , vậy nên bạn không phải người chuyên về quản lý về máy chủ thì hãy lưu ý qua chút nhé!

Chọn OpenLiteSpeed hay LiteSpeed Enterpire (bản trả phí)

Mình sẽ nêu rõ sự khác biệt giữa trả phí và miễn phí nhé. Tất nhiên thì trả phí vẫn là tốt hơn rồi.

LiteSpeed Ent

Bản này là bản trả phí với mức giá tùy theo cấu hình server của bạn. Gói thấp nhất có giá 10$ / tháng. Gói LiteSpeed Ent này có mọi tính năng của một server LiteSpeed, cũng chả có gì nhiều ngoài nó chịu tải cực kỳ trâu bò so với Nginx nhưng lại có rewrite của Apache. Lại còn có LScache nữa – một loại cache cho website wordpress tốt nhất hiện nay.

OpenLiteSpeed

Một bản gần giống như Litespeed Ent nhưng có một vài hạn chế về LScache. Tuy nói là hạn chế nhưng cũng không nhiều lắm nếu bạn sử dụng mã nguồn wordpress. Chỉ khi bạn dùng magento hay prestashop thì openlitespeed sẽ không hỗ trợ cache.

Thêm nữa là OpenLiteSpeed cũng không hỗ trợ đầy đủ rewrite của Apache. Cụ thể như file .httaccess trong thư mục wp-content sẽ không thể nhận được.

Nhưng OpenLiteSpeed lại không giới hạn số lượng website thêm vào cũng như Ram hay Cpu của VPS.

Các phương án tùy chọn

Như này, mình sẽ nêu từng trường hợp ra để bạn có thể chọn phương án tốt nhất cho cá nhân bạn. Nếu bạn có cách tốt hơn, chia sẻ cho mình cùng mọi người nhé.

Trường hợp chỉ chạy một website với lượng truy cập trung bình lớn

Nếu bạn cài Cyberpanel chỉ để chạy một trang web có lượng truy cập tương đối. Cái tương đối này là một website tầm trung với online tầm từ 1000 người dùng đổ lại. Website này cũng đã phải tối ưu code và csdl tốt rồi.

Mình khuyến cáo bạn nên cài đặt Cyberpanel với những lựa chọn sau:

  • CentOS 7 64bit / 1CPU / RAM 2GB / 30GB SSD / Swap 2GB
  • LiteSpeed Ent gói FREE STARTER (0$/tháng giới hạn 1 website, ram < 2GB)
  • Memcache

Tại sao lại là VPS với ram 2GB? Mình giải thích như sau. Tùy vào website của bạn mà ram có thể từ 1GB tới 2GB. 2GB để lấy được key litespeed miễn phí, trên 2GB thì bạn phải mua gói cao hơn và mất phí rồi.

Tại sao lại là gói Free Starter ? Vì nó miên phí, và website của bạn cũng chả cần gói cao hơn làm gì.

Tại sao lại chọn Memcache? Mình xin lưu ý như sau. Khi cài đặt Cyberpanel, nó sẽ hỏi bạn cài memcache và redis. Mình khuyên bạn nên cài memcache, cơ bản là vì website của bạn chỉ có 1cpu và 2Gb ram thôi. Redis cần nhiều ram và cpu để cache sql hơn memccache và nó cũng chỉ hoạt động hiệu quả trên website có database lớn. Nên nếu bạn có thấy cyberpanel có hay bị ăn cpu quá mức thì bạn cũng hiểu vấn đề là ở đâu rồi đấy.

Trường hợp chạy một website với lượng truy cập lớn

Với những trang web có dữ liệu và số người truy cập lớn mình khuyên bạn sử dụng tùy cọn dưới đây. Nhưng nếu website bạn lớn quá, thử mua gói Litespeed cao hơn hoặc nghĩ đến một giải pháp khác nhé, liên hệ với các nhà chuyên gia trong lĩnh vực quản trị máy chủ sẽ tốt hơn đấy.

  • CentOS 7 64bit / 1CPU / RAM 2GB / 30GB SSD / Swap 2GB
  • LiteSpeed Ent gói FREE STARTER (0$/tháng giới hạn 1 website, ram < 2GB)
  • Không memcache hay redis
  • Thêm một server khác chỉ để chạy csdl với 1GB ram

Tại sao phải sử dụng một server khác? Bạn chia code ra một vps, csdl ra một vps khác. Việc này sẽ giảm tải cho vps chứa code không phải đụng đến việc query dữ liệu. Như Digital Ocean hay Google Cloud đều có dịch vụ Sql riêng. Còn bạn tự làm được thì cài Mysql hay MariaDB cho vps và kết nối hai vps qua private ip.

Trường hợp bạn chạy nhiều website

Trường hợp này thì bạn bắt buộc phải sử dụng OpenliteSpeed rồi. Cứ xõa thôi, muốn thêm bao nhiêu tên miền, vps bao nhiêu cpu , bao nhiêu ram cũng thoải mái.

Nhưng có một lưu ý là nếu bạn có trên 8GB ram thì hãy cài Redis cache. Còn không thì hãy cứ bỏ qua nó, chỉ cài Memcache thôi nhé!

Tổng kết 

Nếu bạn đang sử dụng website wordpress, thì các giải pháp trên mình nghĩ là khá tốt rồi. Tiến hành mua một con vps và cài đặt Cyberpanel ngay thôi!

Tuy nhiên nếu bạn không sử dụng mã nguồn wordpress hay không dùng đến LScache, hãy nghĩ đến một giải pháp khác ngoài CyberPanel trước.